Trong lịch sử bóng đá nhiều thương vụ chuyển nhượng cầu thủ từ đội bóng này sang đội bóng khác là hoàn toàn bình thường và hợp lý nhưng thứ đáng nói là các CLB đôi lúc vẫn quyết định khó hiểu khi chấp nhận bán cầu thủ có vai trò quan trọng trong đội bóng cho các kình địch và rồi cũng ôm hận vì chính những cầu thủ đó.

Có lẽ với nhiều người việc một cầu thủ đầu quân cho đội bóng kình địch của CLB chủ quản mình là điều không tưởng nhưng trong lịch sử giải đấu Premier League đã có không ít những trường hợp như thế. Những sự ra đi như thế thường mang lại một hương vị chua chát khó tưởng, và nó còn tồi tệ hơn khi cầu thủ đó lại giành được hào quang và sự nghiệp to lớn hơn trong màu áo kình địch.

1. Eric Cantona (Leeds United - Man United): Về thương vụ “King Eric” có lẽ là một minh chứng rõ nét cho việc một cầu thủ có sự thay đổi về lòng trung thành và sự cống hiến của mình cho một đội bóng khác nhưng lại mang đến danh hiệu, sự nghiệp lẫy lừng. Việc Eric Cantona chuyển từ Leeds United sang Manchester United đã có sự thay đổi trong nền bóng đá Anh.

Cantona chuyển đến xứ sở sương mù thi đấu cho Leeds từ năm 1992 sau lùm xùm của anh tại đất Pháp, với tính cách nóng nảy của bản thân anh đã khiến mối quan hệ của mình và HLV Howard Wilkinson xấu đi rõ rệt và sau đó trong một cuộc tình cờ thương vụ anh chuyển sang Leeds.

Sau đó đáng ngạc nhiên hơn khi Leeds chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để làm ăn cùng với đối thủ không đội trời chung của mình tại EPL là “Quỷ đỏ” về thương Eric Cantona và sau đó là những điều thuộc về lịch sử.

Leeds mất đi một cầu thủ tài năng, Man United có cho mình một trong những thủ quân vĩ đại nhất đội bóng. Và phong cách chơi bóng ngẫu hứng của những người con của xứ sở đất nước hình lục lăng đã khiến Cantona mê hoặc NHM “Quỷ đỏ”.

2. Andy Cole (Newcastle - Man United): Manchester United là một đội bóng đã thống trị từ những mùa giải đầu tiên của EPL nhưng lại vấp phải sự thử thách từ “Chích chòe” - một đội bóng đang hồi sinh vào những năm đầu thập niên 90.

Đội bóng của HLV Kevin Keegan khiến cho giới mộ điệu phải ngước nhìn khi giành quyền thăng hạng lên chơi tại Premier League và sau đó leo lên đến vị trí thứ 3 chỉ sau một mùa giải đầu tiên chơi tại EPL.

Trong thành tích ghi bàn tuyệt vời đó của “Chích chòe” không thể thiếu đi những bàn thắng của Andy Cole - một tài năng nhưng không tìm cho mình được một chỗ đứng tại “Pháo thủ” thành London Arsenal và sau đó ông đến sân St James Park’s để sắm vai chính tại đây.

Mùa giải đầu tiên của Cole tại EPl ông ghi đến 34 bàn thắng cùng 13 kiến tạo để ẵm luôn giải Chiếc giày vàng và cầu thủ trẻ xuất sắc của PFA. Dù đang là chân sút số một của Newcastle nhưng không hiểu lý do vì sao BLĐ đội bóng này đã chấp nhận để anh chuyển sang Man United dù đội bóng này đang cạnh tranh cùng “Quỷ đỏ” tại chính sân chơi này.

Man United có lẽ đã thuyết phục Newcastle nhả người bằng số tiền kỷ lục chuyển nhượng thời điểm bấy giờ là 7 triệu bảng, đến với “Quỷ đỏ” Andy Cole trở thành một tiền đạo xuất sắc và giành được thêm vô số danh hiệu lớn nhỏ khác nhau, bao gồm cả Champions League.

3. Ashley Cole (Arsenal - Chelsea): Hậu vệ người Anh được xem là điển hình cho sản phẩm của lò đào tạo học viện Arsenal khi anh trải qua tất cả những cấp độ của học viện này và thi đấu chính thức cho đội một “Pháo thủ”.

Anh đã trải qua những thành công cùng đội bóng thành London và vô địch EPL 2 lần cùng Arsenal trong đó anh chính là một phần của “Những kẻ bất khả chiến bại” nổi tiếng của Arsenal vào mùa 2003/04.

Hai năm sau mùa giải đó anh trở thành trung tâm của những “tranh cãi” về thương vụ chuyển nhượng Cole đến Chelsea. Từng được cho là sẽ trở thành huyền thoại sau khi trưởng thành và đạt nhiều thành công rực rỡ tại Emirates, nhưng Cole được xem là người phản bội sau khi chuyển đến Chelsea.

Có lẽ đó là quyết định đúng khi đến với The Blues, Ashley Cole càng nâng cao vị thế hậu vệ trái vĩ đại nhất lịch sử Premier League. Trong suốt sự nghiệp rực rỡ tại thủ đô của vương quốc Anh, anh giành được hầu hết mọi danh hiệu lớn nhỏ trong đó bao gồm cả chức vô địch Champions League 2012 cùng Chelsea.

Còn ngược lại Arsenal mất đi vị thế của một ông lớn sau khi để hậu vệ trái số một của mình ra đi trong màu áo đối thủ cùng thành phố.

Ashley Cole khi còn thi đấu cho Arsenal

4. Carlos Tevez (Man United - Man City): Một vụ chuyển nhượng nghe có vẻ không tưởng nhưng đã xảy ra khi tiền đạo người Argentina chuyển sang chơi cho đối thủ cùng thành phố của Man United là Manchester City khi đó đã được các ông chủ giàu có Ả rập hậu thuẫn tài chính.

Tevez đã có hai mùa giải thi đấu trong màu áo Man United và giành được vô số danh hiệu lớn nhỏ. Anh trở thành một trong 3 mũi nhọn bao gồm Wayne Rooney-Ronaldo-Tevez sẵn sàng khoan thủng bất kỳ hàng thủ nào tại EPL và các sân chơi châu Âu, và bộ ba này chính là nhân tố quan trọng giúp Sir Alex gặt hái được chức vô địch C1 vào năm 2008.

Tuy nhiên sự xuất hiện của “đóa hồng” Bulgaria đã làm giảm số phút thi đấu của Tevez, anh cho rằng BHL ưu ái hơn cho Berbatov và hắt hủi anh và sau đó anh gia nhập City với dự án đầy tham vọng từ những ông chủ với túi tiền đầy ắp.

Chính HLV Ferguson cũng đã lên tiếng gọi Man City là “một CLB nhỏ với tâm lý nhỏ bé” dù ông biết rằng ông sẽ phải đối mặt với “con quỷ” từng thi đấu dưới trướng mình. Hai mùa giải đầu tiên, Tevez đã ghi đến 52 bàn và qua đó góp phần giúp Man City vượt qua chính Man United để nhận lấy chức vô địch EPL mùa 2011/12.

5. Robin Van Persie (Arsenal - Man United): Với NHM Arsenal ắt hẳn họ đã phải nếm trải nhiều thứ đau khổ khác nhau khi lần lượt những cầu thủ quan trọng của đội bóng luôn tìm cho mình những bến đỗ mới và đau đớn hơn khi đó là kình địch của chính đội bóng con cưng của mình.

Thành công của Man City khiến BLĐ “Quỷ đỏ” sốt ruột bổ sung thêm những cái tên chất lượng để có thể đòi lại chiếc cúp vô địch EPL từ tay đối thủ cùng thành phố. Ngẫu nhiên người được Sir Alex lựa chọn lại là thủ quân của “Pháo thủ” lúc bấy giờ, tiền đạo người Hà Lan Robin Van Persie - người vừa được vinh danh cho danh hiệu chiếc giày Vàng với thành tích ghi hơn 30 bàn.

Giữa Man United và Arsenal cả hai là đối thủ kỳ phùng địch thủ của nhau và kèn cựa nhau khá nhiều trong những năm đầu thập niên 2000, nhưng bỏ qua việc đó “Quỷ đỏ” rất biết nắm bắt thời cơ khi nhìn thấy giữa Persie và Arsenal chỉ còn một năm hợp đồng.

Không thể trách Persie bởi tiền đạo người Hà Lan đúng khi những người đồng đội lúc bấy giờ như Cesc Fabregas và Samir Nasri cũng đã có cho mình những bến đỗ tiềm năng hơn trong sự nghiệp.

Arsenal chẳng biết nghĩ gì khi bán đi người đội trưởng, đồng thời lại là cây săn bàn xuất sắc nhất CLB và chính họ lại tiếp sức cho chính địch thủ của mình là Man United trong cuộc đua vô địch, quả ngu ngốc. Đến “Nhà hát của những giấc mơ” Persie viết tiếp lịch sử khi ghi 26 bàn, đạt danh hiệu Chiếc giày vàng thứ hai trong sự nghiệp và chức vô địch EPL chờ đợi bao năm.